Kinh Nghiệm Đi Phượt Theo Đoàn Dành Cho Biker Mới
Cưỡi moto phân khối lớn trên những cung đường đẹp có lẽ là cảm giác mà bất cứ biker, phượt thủ nào cũng không muốn bỏ lỡ. Song còn điều gì tuyệt vời hơn việc chia sẻ niềm yêu thích đó với những người đồng điệu? Đi phượt theo đoàn từ lâu đã là hình thức không còn xa lạ đối với những người có hai niềm đam mê xe và du lịch song hành. Bạn đã có kế hoạch gì cho những chuyến đi xa cùng nhau trong năm nay chưa? Nhưng trước đó, hãy lưu ý một số kinh nghiệm đi phượt moto theo đoàn nhé!
1. Giữ khoảng cách an toàn
An toàn – yếu tố lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu mà mỗi biker, phượt thủ cần cân nhắc trong mỗi chuyến đi. Đặc biệt đối với những chuyến đi phượt cùng đoàn, giữ an toàn cho bản thân còn là cách bạn đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, những người di chuyển cùng trên đường đi.
Giữ khoảng cách an toàn là điều cần phải lưu ý đầu tiên trong kinh nghiệm đi phượt theo đoàn. Khi đi phượt theo đoàn nhiều người, việc giữ khoảng cách giữa xe phía trước cũng như xe phía sau rất quan trọng. Cụ thể, khoảng cách giữa các xe, theo quy định, là từ 20 đến 40m trên đường quốc lộ, cao tốc và từ 10 đến 20m trong đường có khu dân cư sinh sống. Vận tốc cho phép trên đường có khu dân cư là 40km/h. Bên cạnh đó, biker cần lưu ý không tự ý tách đoàn, không vượt xe lên trong bất kì tình huống nào. Bởi điều này sẽ dẫn đến sự mất qui củ và trật tự trong việc tổ chức đoàn. Trong trường hợp bạn là người mới trong việc đi phượt hay điều khiển xe moto phân khối lớn, và bạn cảm thấy khó khăn trong việc duy trì đường chạy hay khó theo kịp các xe trong đoàn, hãy báo với trưởng đoàn ngay lập tức. Tránh việc gượng ép bản thân đuổi theo đoàn vì điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Giữ khoảng cách an toàn là điều cần phải lưu ý đầu tiên trong kinh nghiệm đi phượt theo đoàn, Ảnh sưu tầm
2. Tuân thủ luật giao thông
Tất nhiên, không phải chỉ khi đi phượt theo đoàn đông biker mới cần tuân thủ luật giao thông. Đây là những luật lệ mà bất kì người tham gia giao thông nào cũng không được phạm phải. Nếu vi phạm, ngoài những xử phạt về tài chính, bạn còn có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến những người xung quanh. Một số luật an toàn giao thông hay bị vi phạm có thể kể đến như vượt đường đỏ, đi ngược chiều, sai làn đường,… Bên cạnh đó, không lái xe sau khi uống rượu bia cũng là điều luật mà các biker tuyệt đối phải tuân thủ. Đây không chỉ là kinh nghiệm đi phượt theo đoàn mà còn là kinh nghiệm dành cho bất kì ai tham gia giao thông.
3. Người dẫn đầu và người đi cuối
Theo kinh nghiệm đi phượt, đoàn xe đi phượt nào cũng nên chọn ra một xe dẫn đầu và một xe chốt cuối – cả hai đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì đoàn cũng như đảm bảo an toàn cho mọi thành viên. Nhiệm vụ của người chạy cuối là đảm bảo không xe nào tụt lại, và đảm bảo khoảng cách giữa các xe. Trong khi đó, xe dẫn đầu ngoài dẫn đường, còn phải đưa ra những tín hiệu, dấu hiệu tay, nhằm đưa ra các chỉ thị về việc giảm tốc, dừng nghỉ hay phải bật đèn tín hiệu,… Sự hiểu ý giữa người dẫn đầu và các thành viên trong đoàn phượt càng cao, độ an toàn của chuyến đi sẽ càng cao.
Một số dấu hiệu tay của người dẫn đầu. Ảnh sưu tầm
4. Lưu ý những khúc cua
Những chuyến đi phượt đường dài hẳn không thể thiếu những đoạn đèo quanh co hay những khúc cua trắc trở - những địa hình độ nguy hiểm cao nhưng lại giúp kích thích tinh thần của các biker, phượt thủ. Theo kinh nghiệm đi phượt theo đoàn, bạn phải lưu ý không nên lấn, vượt xe cùng đoàn khi leo hay đổ đèo. Ngoài ra, khi vào cua nên giảm tốc độ, về số, đặc biệt không nên phanh khi cua. Khi qua cua không nên tăng tốc đột ngột, chỉ nên tăng nhẹ và đều. Đảm bảo đèn ở đuôi xe sáng khi giảm tốc. Tránh phanh gấp khi xuống dốc, nên nhấp nhả để vừa hãm tốc vừa tránh hư cho má phanh do nóng. Không nên giữ phanh liên tục.
5. Khác
Một số kinh nghiệm đi phượt theo đoàn khác gồm việc tránh chạy trong khu vực điểm mù của xe khác, hay khi dừng xe không nên đậu trên điểm không bằng phẳng hay đọng nước,… nhằm tránh trường hợp xe mất thăng bằng. Khi lái, mắt luôn quan sát phía trước để quan sát được đuôi xe khác cũng như các vật cản có thể gây tai nạn trên đường. Tay luôn đặt lên phanh trong các khúc cua, còn chân nên được đặt đúng vị trí gác chân, giúp hệ thống giảm shock làm việc tốt hơn.
Bên cạnh đó, một kinh nghiệm đi phượt theo đoàn nữa là trước khi khởi hành, biker, phượt thủ cần luyện tập hay chạy thử trước trên các địa hình khác nhau với tốc độ khác nhau để làm quen trước. Kí hiệu tay cũng nên được học thuộc, giúp bạn hiểu ý với cá “đồng đội” hơn hoặc giúp đưa ra những quyết định nhanh chóng nhưng có tính chính xác cao trên đường phượt.
Qua vài kinh nghiệm phía trên, chúc các bạn đi tour thật an toàn nhé. Ảnh sưu tầm
Trên đây là những kinh nghiệm đi phượt theo đoàn dành cho biker còn mới, chưa nhiều trải nghiệm đi phượt hay chưa thuần thục trong việc điều khiển moto. Tuân thủ những điều này giúp bạn sở hữu một chuyến đi phượt an toàn, vui vẻ cùng bạn bè và những người cùng chia sẻ sở thích phượt moto phân khối lớn.
Xem thêm