Phân Loại Mũ Bảo HIểm Moto PKL (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, dưới đây là các loại mũ bảo hiểm moto PKL dành cho biker.
► Mũ bảo hiểm nửa mặt
Mũ bảo hiểm nửa mặt cung cấp sự an toàn thấp nhất so với các loại mũ khác. Ảnh sưu tầm
Mũ bảo hiểm nửa mặt chỉ che trên đỉnh đầu và khu vực từ trán đến lông mày của biker. Mặc dù chiếc mũ bảo hiểm này cung cấp luồng không khí tuyệt vời, chúng, rõ ràng, cung cấp sự bảo vệ cho người lái ít hơn đáng kể so với mũ bảo hiểm toàn phần hoặc 3/4. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm thấy mũ bảo hiểm một nửa đạt được chứng nhận an toàn DOT trên thị trường. Về cơ bản, mũ cung cấp cho biker sự bảo vệ tối thiểu. Một số mũ thậm chí cung cấp thêm một chút sự bảo hộ ở phía sau cổ và tai của biker. Hầu hết các mũ bảo hiểm moto PKL một nửa không được trang bị tấm kính che mặt, vì vậy bạn cần mua tấm kính rời rồi gắn vào nhằm bảo vệ mắt, hay biker cũng còn một sự lựa chọn nữa là mua kính bảo hộ goggles. Về các tính năng kèm thêm, mũ bảo hiểm nửa mặt cũng không được trang bị nhiều do không đủ không gian (chỉ được trang bị công nghệ tối thiểu như loa Bluetooth). Vì lẽ đó, so với những loại mũ bảo hiểm khác, mũ bảo hiểm nửa mặt không có nhiều bản nâng cấp vượt trội hơn so với bản cũ.
Nếu bạn đề cao sự tiện dụng cũng như thường điều khiển moto với tốc độ thấp, ít va chạm, thì mũ bảo hiểm nửa mặt là một sự lựa chọn không tồi dành cho bạn.
► Mũ bảo hiểm off-road (Dirt Bike, Motacer hoặc MX)
Mũ bảo hiểm off-road được thiết kế đúng như tên gọi của chúng, để đi xa khỏi đường phố và trên những con đường đất. Chúng không phải là lựa chọn tốt nhất cho việc sử dụng ở thành phố hay đường cao tốc. Theo đó, nón có thiết kế khác so với mũ bảo hiểm moto PKL toàn mặt và 3/4 – tấm kính che lớn hơn cũng như thanh cằm nổi bật hơn để thông khí tốt hơn. Mũ bảo hiểm off-road thường được thiết kế để sở hữu trọng lượng tối thiểu nhưng cung cấp sự bảo vệ tối đa cho người lái.
Ảnh sưu tầm
Mũ bảo hiểm off-road thường không bảo vệ mắt, vì vậy biker nên chuẩn bị thêm tấm kính rời gắn vào nón hoặc kính bảo hộ goggles. Nếu bạn chạy xe trên đất hoặc bùn, nên ưu tiên kính bảo hộ vì chúng có thể bịt kín vào mặt, bảo vệ người lái tránh các mảnh vỡ, mảnh vụn trên đường. Bên cạnh đó, cũng còn một số điều phải lưu ý khác, chẳng hạn như hãy nhớ thử mũ bảo hiểm moto PKL với các thiết bị, dụng cụ bảo hộ khác (áo giáp moto, kính goggles) để đảm bảo tất cả đều vừa vặn thoải mái trước khi bạn mua mũ bảo hiểm moto PKL. Một số mũ bảo hiểm moto PKL có hình dạng quanh mắt khác nhau, và không có gì có thể bảo đảm nó phù hợp với tất cả các kiểu goggle. Lời khuyên là biker nên tìm một nhà sản xuất nào vừa bán mũ bảo hiểm moto PKL vừa bán kính goggle, hoặc nên đến tiệm mua trực tiếp.
► Mũ bảo hiểm Dual Sport (Crossover, ADV, Hybrid, Enduro)
Mũ bảo hiểm Dual Sport là sự pha trộn giữa mũ bảo hiểm off-road và mũ bảo hiểm full face. Nó có kiểu dáng bên ngoài tương tự như mũ bảo hiểm off-road với tấm kính che lớn và thanh cằm thấp hơn, nhưng được trang bị thêm phần đệm bên trong, mang lại sự thoải mái tương tự như mũ bảo hiểm full face. Đây là loại mũ bảo hiểm moto PKL được thiết kế để được sử dụng cả trên on-road lẫn off-road.
Thanh cằm của mũ dual sport không nhô ra nhiều như mũ bảo hiểm off-road. Ảnh sưu tầm
Mũ bảo hiểm Dual Sport được trang bị một tấm kính bảo vệ mắt lớn hơn so với nón bảo hiểm full face, song biker cũng có thể dễ dàng thao tác bật kính lên/ xuống bằng các nấc trên nón. Phần mỏ lưỡi trai giúp che chắn ánh nắng mặt trời tiện dụng, có thể tháo rời dễ dàng tùy theo nhu cầu sử dụng của người đội. Ngoài ra phần lưỡi trai này còn được thiết kế khí động học với các lỗ hở, phù hợp khi chạy ở tốc độ cao. Thanh cằm của chiếc mũ bảo hiểm moto PKL này không nhô ra nhiều như một chiếc mũ bảo hiểm off-road, do đó có khả năng cách âm và cản gió tốt hơn. Đối với những biker phải điều khiển xe moto qua nhiều loại địa hình trong môt ngày đi xe, mũ bảo hiểm Dual Sport là một sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Xem thêm